Chỉ số BMI bao nhiêu là bình thường? Cách tính chỉ số BMI chuẩn cho người Việt Nam

Chủ nhật - 24/07/2022 09:16

 


BMI là chỉ số hay được dùng bởi các chuyên gia sức khỏe áp để đánh giá sơ bộ nguy cơ sức khỏe của một người. Tuy nhiên rất nhiều người đang sử dụng chỉ số này bừa bãi để tự đánh giá thể trạng hiện tại của bản thân mà không hề hiểu hết ý nghĩa thực sự của chỉ số này.


Chỉ số BMI là gì?

BMI là viết tắt của Body Mass Index hay còn được gọi là chỉ số khối cơ thể. Chỉ số BMI sử dụng các thông số về cân nặng, chiều cao để làm thước đo đánh giá sơ bộ một người có khỏe mạnh hay không.


Cách tính chỉ số BMI:

Chỉ số khối cơ thể chủ yếu dùng cho người lớn, tính toán bằng cách lấy cân nặng (kilogam) của một người chia cho bình phương của chiều cao (mét) của chính người đó. Cách tính BMI ở nữ và Cách tính BMI ở nam đều sử dụng một công thức tính chung.


Công thức và ví dụ cách tính BMI như sau:


Ý nghĩa của chỉ số khối cơ thể

Chỉ số BMI biểu thị mối tương quan về lượng mỡ có trong cơ thể. BMI càng cao thì cơ thể hiểu là lượng mỡ trong cơ thể càng nhiều. Tuy nhiên nó chỉ mang ý nghĩa tương đối vì có thể không chính xác với một số nhóm người. BMI đóng vai trò như một công cụ dùng để đánh giá tình trạng cũng như các rủi ro sức khỏe chứ không phải liệu pháp chẩn đoán bất kỳ bệnh lý nào.


BMI cao có thể là yếu tố nguy cơ dẫn đến các bệnh lý như tiểu đường, bệnh tim, đột quỵ, huyết áp. Lượng mỡ trong cơ thể thấp thì có thể do suy dinh dưỡng. Một lượng mỡ trong cơ thể duy trì ở mức ổn định, trong giới hạn là điều kiện phù hợp nhất để các khoáng chất, vitamin có thể hoạt động tốt trên cơ thể, giúp duy trì nhiệt độ, năng lượng và đủ để bảo vệ các cơ quan.


BMI chỉ nên tính toán trên người lớn còn không nên dùng cho trẻ nhỏ, thanh thiếu niên.


Công dụng của chỉ số BMI

Công cụ phân loại cân nặng

Với người trưởng thành, BMI từ 18,5-24,9 được xem là chỉ số BMI chuẩn, đại diện cho vóc dáng vừa phải, lý tưởng. Ngoài phạm vi này, có thể giúp đánh giá mức độ thiếu cân, thừa cân béo phì


Bảng phân loại chỉ số BMI:

Chỉ số khối cơ thể

 

Tình trạng

<18,5

Thiếu cân

18,5-24,9

Cân nặng bình thường

25-29,9

Thừa cân

30-34,9

Béo phì loại I

35-39,9

Béo phì loại II

>40

Béo phì loại III


Ngoài ra, chuyên gia còn sử dụng thêm một số chỉ số khác để đánh giá cụ thể hơn thể trạng hiện tại của từng người.


Sàng lọc rủi ro sức khỏe

Nếu BMI<18,5 thì cần xem xét về nguy cơ cao có thể gặp:

- Thiếu máu.

- Suy dinh dưỡng.

- Loãng xương.

- Miễn dịch suy giảm: Dễ nhiễm trùng, mắc bệnh.

- Vô sinh.


Lúc này cần cho người bệnh tiến hành thực hiện các xét nghiệm, liệu pháp thăm khám chuyên sâu hơn để tìm ra nguyên nhân cụ thể dẫn đến tình trạng gặp phải.


Nếu BMI càng cao thì nguy cơ dẫn đến các bệnh dưới đây cũng càng cao:

- Đái tháo đường tuýp II.

- Huyết áp cao.

- Bệnh tim.

Ngưng thở khi ngủ.

- Trầm cảm, vấn đề về tâm thần khác.

- Viêm xương khớp.

- Một số bệnh ung thư.

- Sỏi mật.


Tuy nhiên BMI cao vẫn có thể không gặp phải bất kỳ tình trạng nào kể trên nền cần tiến hành kiểm tra cụ thể hơn.


Hạn chế của chỉ số BMI

Hạn chế trong đánh giá cân nặng

BMI không nhận biết được khối lượng chất béo và khối lượng cơ nên với những người cơ thể rắn chắc nếu tính toán dựa theo BMI thì vẫn có thể bị xếp vào nhóm thừa cân, béo phì trong khi thực tế khối lượng mỡ lại rất thấp. Ngoài ra, phụ nữ khi mang thai trọng lượng cơ thể cũng tăng lên nên nếu dựa trên công thức tính BMI thì có thể đã bị thừa cân trong khi đó là chỉ số cân nặng phù hợp khi mang thai.


BMI của nam và BMI của nữ giới trưởng thành đều tính toán theo công thức chung, trong khi đó thực tế thì nữ giới trưởng thành thường có lượng mỡ cao hơn so với nam giới trưởng thành nếu cùng mức cân nặng.


Chiều cao hiện nay đang có xu hướng ngày càng gia tăng trong khi biểu đồ BMI vẫn chưa được điều chỉnh cho phù hợp với chiều cao trùng bình hiện nay của người trưởng thành.


Từ đó, BMI sẽ không phản ánh chính xác lượng mỡ cơ thể của một số nhóm người như:

-  Người >65 tuổi.

- Vận động viên.

- Phụ nữ mang thai.

- Người hay tập thể hình.

- Người bị teo cơ.

- Trẻ em, thanh thiếu niên.
 


Hạn chế trong sàng lọc sức khỏe

BMI không giúp xác định được sự phân bố, tích tụ của mỡ ở các vùng khác nhau trong cơ thể. Mỡ tích tụ nhiều ở bụng thì nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe sẽ cao hơn so với những vùng khác như mông, đùi. Chính vì thế, mức độ chính xác trong phản ánh về nguy cơ mắc một số vấn đề sức khỏe cũng không thực sự chính xác.


BMI cũng không xét đến các yếu tố gây tăng nguy cơ mắc bệnh khác như tiền sử gia đình, tuổi thọ trung bình gia đình, tiền sử cholesterol cao, tiền sử có bệnh huyết áp, tim mạch. Nên vẫn cần khai thác thêm yếu tố tiền sử và áp dụng thêm các biện pháp thăm khám khác.


Chính vì thế, không nên chỉ nhìn vào BMI để tự ý đánh giá sức khỏe hiện tại mà vẫn phải đi thăm khám định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân.


Tài liệu tham khảo

  1. Dược sĩ Mai Hiên (Ngày đăng 26 tháng 4 năm 2023). Chỉ Số BMI: Ý Nghĩa Và Cách Tính, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2023

  2. Chuyên gia của CDC (Ngày đăng 3 tháng 6 năm 2022). Body Mass Index (BMI), CDC. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2023

  3. Chuyên gia của Cleveland Clinic (Ngày đăng 5 tháng 9 năm 2022). Body Mass Index (BMI), Cleveland Clinic. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2023

Tác giả: Dược sĩ Hương Trà - Đại học Y Dược Thái Nguyên hiện đang phụ trách chuyên môn Dược lâm sàng tại nhà thuốc Central Pharmacy

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Các tin khác

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây